Sức hấp dẫn to lớn của ẩm thực đối với con người là điều không thể chối cãi. Chúng ta khó cưỡng lại hương vị thơm ngon của các món ăn phong phú. Chính vì thế mà ngộ độc thực phẩm trở thành căn bệnh không còn hiếm lạ. Nhưng không vì thế mà mọi người có thể chủ quan trước các tác hại của nó. Cùng Ifomo.info tìm hiểu các nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn để phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe nhé!
Hiển Thị
1. Ngộ độc thức ăn là gì?
Ngộ độc thức ăn (Food poisoning) là bệnh do ăn thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên nhân phổ biến do ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc do các sinh vật truyền nhiễm – bao gồm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng – hoặc độc tố của chúng. Các triệu chứng ngộ độc thức ăn, có thể bắt đầu trong vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc, thường bao gồm buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
2. Ngộ độc thức ăn có nguy hiểm không?
Nhiều người thường xem ngộ độc thức ăn là bệnh nhẹ nên còn đôi phần lơ là. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bị ngộ độc ở mức độ nghiêm trọng mà không được xử trí nhanh và đúng cách thì sức khỏe có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thậm chí còn gây tử vong.
Ngộ độc thức ăn sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nặng ở đường tiêu hoá hoặc bị mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng: Rối loạn thần kinh: Đặc biệt là nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt.
3. Các nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ngộ độc thức ăn nhưng có thể chia làm 3 nhóm chính: vi khuẩn, ký sinh trùng, virus.
- Sán lá gan: loại sán này thường trú ngụ trong các món ốc, gỏi cá sống, món ăn chưa được chế biến kỹ;
- Vi khuẩn Salmonella: đây là nguyên nhân gây bệnh thương hàn. Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn này thường có biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, sốt, choáng váng và tiêu chảy;
- Vi khuẩn Clostridium botulinum: được tìm thấy trong thịt cá ươn, chúng có khả năng hủy hoại hành tủy và hệ thần kinh trung ương khiến người bệnh bị tử vong nếu nhiễm phải;
- Độc tố do tụ cầu Staphylococcus tiết ra xuất hiện trong thịt gia cầm sống, sữa có thể gây đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, mạch đập nhanh,…;
- Vi nấm Aflatoxin sản sinh ra độc tố trong các loại hạt như đậu nành, đậu phộng, hạt điều, hướng dương, hạt ngô, và các loại bột hữu cơ được làm từ những loại hạt bị nấm mốc;
- Virus Norwalk và viêm gan A hiện diện trong các món ăn như rau sống, đồ nguội, hến, sò, ốc ở trong vùng nước bị ô nhiễm;
- Ăn uống phải chất bảo vệ thực vật;
- Thực phẩm chứa nhiều các kim loại nặng (thủy ngân, chì, asen, selenium);
- Các chất bảo quản, chất phụ gia quá liều lượng hoặc bị cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm,…
4. Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
Đau bụng
Biểu hiện đau do co thắt cơ dạ dày xảy ra quanh ruột non hay vùng trên rốn. Đây là cách ống tiêu hóa tăng tốc độ chuyển động tự nhiên để loại bỏ sinh vật gây hại. Ngộ độc thực phẩm có thể khiến các sinh vật gây hại tạo ra độc tố làm kích ứng niêm mạc ruột và dạ dày gây viêm đau ở dạ dày, bị đau bụng.
Buồn nôn, nôn
Người bị ngộ độc thực phẩm rất hay gặp tình trạng này vì đó là phản ứng co bóp mạnh của cơ hoành và cơ bụng để tống chất có trong dạ dày qua đường miệng. Đây cũng là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể khi loại bỏ những yếu tố mà nó cho là có hại.
Nôn kéo dài không đỡ có thể dẫn đến tình trạng mất nước.
Tiêu chảy
Đây là một biểu hiện phổ biến ở người bị ngộ độc thực phẩm. Nếu bị đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/24 giờ thì khả năng cao là ngộ độc. Đây là kết quả của tình trạng viêm đường ruột khiến quá trình hấp thu chất lỏng và nước của ruột trở nên kém hiệu quả. Tần suất tiêu chảy nhiều dễ làm cơ thể mất nước, thiếu khoáng chất trầm trọng, tụt huyết áp.
Sốt
Sốt (thân nhiệt trên 37,5 độ C) là kết quả của hệ thống phòng thủ tự nhiên trong cơ thể. Sự gia tăng nhiệt độ này khiến cho hoạt động của các tế bào bạch cầu tăng lên để chống lại nhiễm trùng.
Không muốn ăn, người mệt mỏi
Khi bị ngộ độc, cơ thể có thể gặp tình trạng tiêu chảy, buồn nôn dẫn đến bị mất nước, không muốn ăn uống nên tăng cảm giác mệt mỏi.
5. Bị ngộ độc thức ăn phải làm sao?
Để cơ thể không bị suy nhược, mệt mỏi bởi các triệu chứng hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cần có cách xử trí phù hợp.
– Chủ động gây nên: Cảm giác buồn nôn, nôn nao khiến chúng ta mệt mỏi, cơ thể không thể thải độc, Lúc này, các bạn có thể “hỗ trợ” để có thể nôn bằng cách rửa sạch ngón trỏ ép vào góc lưỡi để kích thích nôn thức ăn ra khỏi dạ dày, nôn được càng nhiều thì càng hạn chế được độc tố lan sâu vào cơ thể. Khi gây nôn cần chú ý:
+ Để người bệnh nằm tư thế nghiêng, đầu kê cao để chất độc nôn ra không trào ngược vào phổi và hạn chế nguy hiểm do ngạt thở, do sặc.
+ Nếu có thể, hãy giữ lại mẫu thực phẩm nôn ra trong dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ để xác định nguyên nhân gây ngộ độc.
– Bù nước: tiêu chảy và nôn do bị ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước nên người bệnh cần được bù nước bằng dung dịch oresol pha đúng tỷ lệ được chỉ dẫn. Tuyệt đối không dùng dung dịch oresol pha sẵn, không đun sôi, không dùng dung dịch đã pha trên 24 giờ.
– Cấp cứu: người bệnh có biểu hiện ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng như rối loạn ý thức, co giật, suy hô hấp tuyệt đối không được gây nôn để bảo đảm an toàn cho tính mạng mà cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngay.
Trên đây chuyên mục Chăm sóc sức khỏe vừa gửi đến bạn đọc những nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn. Theo dõi Ifomo.info để không bỏ lỡ nhiều điều hữu ích khác!
Bài viết liên quan: