Ngủ Bao Nhiêu Giờ Một Ngày Thì Tốt Cho Sức Khỏe?

Ngủ Bao Nhiêu Giờ Một Ngày Thì Tốt Cho Sức Khỏe?
5/5 - (1 bình chọn)

Ngủ là khoảng thời gian con người nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau một ngày hoạt động dài. Ngủ bao nhiêu giờ một ngày thì tốt cho sức khỏe? Mỗi độ tuổi sẽ cần thời lượng ngủ nghỉ khác nhau. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Cùng Ifomo.info tìm hiểu về giấc ngủ trong bài viết này nhé!

 1. Vai trò của giấc ngủ

Giấc ngủ là một phần không thể thiếu, không thể thay thế được trong cuộc đời mỗi người. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Giấc ngủ giúp cho mọi hoạt động của cơ thể và trạng thái tinh thần được cải thiện. Vì nó sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục sức lực đã mất, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não, vì thế làm cho tinh thần ổn định, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu suất trong công việc, phòng chống bệnh tật.

Chính vì vậy, để khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, chúng ta cần trả lời được câu hỏi “ngủ bao nhiêu giờ một ngày thì tốt cho sức khỏe?”, đồng thời duy trì giấc ngủ khoa học, phù hợp với thể trạng, độ tuổi.

2. Ngủ bao nhiêu giờ một ngày thì tốt cho sức khỏe?

Nên ngủ bao nhiêu giờ một ngày? Chúng ta thường nghĩ rằng 8 giờ/ngày là thời lượng giấc ngủ tiêu chuẩn với người trưởng thành. Nhưng số giờ ngủ một ngày không phải là đại lượng cố định, nó cần được thay đổi để phù hợp hơn với độ tuổi của con người. Khi còn bé chúng ta có xu hướng ngủ nhiều hơn khi về già.

Ngủ Bao Nhiêu Giờ Một Ngày Thì Tốt Cho Sức Khỏe?
Nên ngủ bao nhiêu giờ một ngày là sự thắc mắc của rất nhiều người

Các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ uy tín đã đưa ra các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi:

  • Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều hơn người lớn. Trung bình trẻ ngủ khoảng 20 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ lớn lên, thời lượng ngủ sẽ giảm. Đến khi trẻ được 6 tuổi, thời lượng ngủ của trẻ sẽ là khoảng 10 đến 12 tiếng mỗi ngày.
  • Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ mỗi ngày;
  • Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày;
  • Người trưởng thành (26-64 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày;
  • Người già (trên 65 tuổi): 7-8 giờ mỗi ngày.\

Bên cạnh thời lượng ngủ bao nhiêu giờ một ngày, mọi người cũng nên quan tâm, chú ý đến chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ đủ và ngon sẽ khiến tinh thần thoải mái, sảng khoái, đủ tỉnh táo để phục vụ các hoạt động khác trong ngày.

3. Nên ngủ lúc mấy giờ?

Vì tính chất công việc, thói quen sinh hoạt, nhiều người thường lựa chọn làm “cú đêm”, đi ngủ khi tờ mờ sáng. Tuy nhiên những điều này có thể gây hại đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngủ bao nhiêu giờ một ngày? và ngủ lúc mấy giờ trở thành vấn đề cần được quan tâm để bảo vệ sức khỏe.

Các bộ phận trên cơ thể người sẽ thực hiện các chức năng khác nhau vào các khung giờ riêng:

– 21 – 23 giờ: là thời điểm hệ miễn dịch đào thải chất độc nên cơ thể và tinh thần cần được thả lỏng, thư giãn dưới các hình thức khác nhau. Vì thế, dù là người bình thường hay người có vấn đề về sức khỏe thì cũng nên đi ngủ vào khoảng thời gian này để cơ thể nhanh chóng được hồi phục.

– 23 – 1 giờ: là lúc gan thải độc và đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể đồng thời sử dụng triệt để chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể vào buổi ngày và cải thiện trao đổi chất. Khi cơ thể ở trạng thái ngủ say trong khoảng thời gian này sẽ đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động chức năng của gan.

– 1 – 3 giờ: túi mật tiêu hóa mỡ xấu, chất béo và cholesterol từ máu và thức ăn nên cơ thể cũng cần trong trạng thái ngủ say.

– 3 – 5 giờ: phổi thực hiện chức năng thải độc.

– 5 – 7 giờ: ruột già thực hiện chức năng bài tiết chất thải và chất cặn bã của quá trình tiêu hóa. Vì thế việc đi vệ sinh vào thời điểm này sẽ giúp hệ tiêu hóa được làm sạch, giảm thiểu độc tố vào cơ thể.

– 7 – 9 giờ: ruột non hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa nên rất lý tưởng cho bữa ăn sáng diễn ra, nhờ đó mà cơ thể cũng được cung cấp nguồn năng lượng đảm bảo cho hoạt động của ngày mới.

Ngủ Bao Nhiêu Giờ Một Ngày Thì Tốt Cho Sức Khỏe?
Nên đi ngủ trước 24 giờ để có sức khỏe tốt

=> Thời gian ngủ lí tưởng tốt cho sức khỏe là 22-23 giờ. Thời điểm này, lượng hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm, thân nhiệt giảm và não bắt đầu sản xuất hormone melatonin gây ngủ để giấc ngủ đến dễ dàng.

4. Mách bạn một số cách hay để ngủ đúng giờ

Sau khi đã biết ngủ bao nhiêu giờ một ngày thì tốt cho sức khỏe, nhiều người lại gặp khó khăn trong việc ngủ đúng giờ. Nếu bạn cũng đang rơi vào trường hợp này thì có thể một số mẹo sau đây:

– Trước khi đi ngủ không nên ăn quá no, đặc biệt nên tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị để tránh bị rối loạn tiêu hóa hay khó tiêu gây khó ngủ.

– Không sử dụng mọi loại chất kích thích vào thời điểm chiều tối.

– Trước khi đi ngủ hãy lựa chọn loại hình thư giãn đầu mà mình yêu thích như: nghe nhạc, đọc sách, thiền,…

– Tạo một không gian ngủ thoáng mát, thơm tho và sạch sẽ.

– Trước khi ngủ 30 phút không tiếp xúc với thiết bị điện tử.

Trên đây chuyên mục Chăm sóc sức khỏe vừa giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Ngủ bao nhiêu giờ một ngày thì tốt cho sức khỏe?”. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn quản lý giấc ngủ tốt hơn, điều chỉnh thời lượng và giờ ngủ để chuẩn bị năng lượng tốt nhất cho ngày hôm sau.

Theo dõi Ifomo.info để không bỏ lỡ nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết liên quan: